Trăn trở cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính - Fintech Việt Nam

Cơ chế thử nghiệm fintech thật sự là cần thiết

Theo NHNN, hiện chưa có một căn cứ pháp lý rõ ràng nào để điều chỉnh các hoạt động của hầu hết các công ty fintech Việt Nam, trong khi đó các hoạt động của các fintech này lại liên quan trực tiếp với tài chính - ngân hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động công nghệ tài chính không có các căn cứ pháp lý tuân theo và điều chỉnh sẽ gây ra các rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế nói chung và khách hàng nói riêng.

Lạm dụng thị trường tiền tệ,

Chẳng hạn như rủi ro lạm dụng thị trường tiền tệ khi giao dịch tài chính fintech không vướng bận các khung pháp lý của cơ quan quản lý. Theo NHNN, việc tiết các quy định pháp lý có thể dẫn tới việc gia tăng các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp khởi nghiệp chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm với thị trường . Không ngạc nhiên gì khi mảng cho vay của thị trường fintech chính là cơ sở của việc này. Việc các công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý bị chậm trễ, bỏ ngỏ cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, đến xã hội khi các doanh nghiệp này có những hành vi sai phạm.

An toàn dữ liệu,

Rủi ro về thông tin luôn được các cơ quan quản lý quan tâm và đặt nó làm ưu tiên hàng đầu. Bởi việc thu thập và xử lý dữ liệu nhạy cảm của khách hàng yêu cầu các công ty fintech phải đáp ứng được điều kiện khắt khe về an ninh mạng, hệ thống mã hóa thông tin, hệ thống an toàn.

Hoạt động tài chính phi pháp,

Ngoài ra, những rủi ro như rủi ro tài trợ khủng bố và rửa tiền; rủi ro chi phí trung gian cao; rủi ro tài chính không minh bạch. Đặc biệt là rủi ro hoạt động đòi nợ phi pháp hay còn gọi là hình thức đòi nợ "tín dụng đen" tại các sàn ứng dụng fintech Crowdfunding hoặc đầu tư P2P Lending…

Xây dựng cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát - Kinh Doanh & Tiếp ThịKinh  Doanh & Tiếp Thị

Cơ chế thử nghiệm ngành công nghệ tài chính fintech

Sau nhiều trăn trở, Dự thảo Nghị định đã giới hạn các lĩnh vực trong hệ sinh thái fintech Việt Nam được tham gia vào cơ chế thử nghiệm của NHNN, bao gồm: Tín dụng, Thanh Toán, Cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Hỗ trợ định danh khách hàng, Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain - Big Data.., Các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ ngân hàng (tiết kiệm, chấm điểm tín dụng, huy động vốn..).

Dự thảo cũng đưa ra 6 yêu cầu bắt buộc các công ty công nghệ tài chính phải đáp ứng toàn bộ mới được tham gia “Cơ chế thử nghiệm”. Thời gian thử nghiệm có thể diễn ra trong 1 đến 2 năm tùy theo lĩnh vực và các giải pháp cụ thể.

… nhưng có giải pháp nào cho cơ chế thử nghiệm fintech?

Đồng tình với sự cần thiết phải sớm ban hành Cơ chế thử nghiệm cho hoạt động của các công ty fintech tại Việt Nam, song không ít đơn vị băn khoăn rằng dự thảo Nghị định chỉ đưa ra những quy định hết sức chung chung về tiêu chí tham gia Cơ chế thử nghiệm; đồng thời cũng không đưa ra các quy định chặt chẽ, cụ thể để kiểm định một công ty công nghệ tài chính đủ điều kiện được xem là "tốt nghiệp" Cơ chế thử nghiệm và được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chính thức?

"Chẳng hạn như quy định giải pháp công nghệ tài chính sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp công nghệ tài chính fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao…, với những Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán hay P2P Lending, các giải pháp về công nghệ hay trí tuệ nhân tạo hầu hết là giống nhau, vậy tiêu chí để chọn ra đơn vị có giải pháp phù hợp nhất, những tiêu chí để quyết định đơn vị mang lại giải pháp sáng tạo, thông minh?”, lãnh đạo một Fintech đặt câu hỏi.

Cũng theo nhà lãnh đạo này, quy định "giải pháp được thiết kế quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung…" chẳng khác nào đánh đố các doanh nghiệp, bởi lĩnh vực tài chính luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ cũng đem lại chút rủi ro, và trong đó có cả những rủi ro bất khả kháng.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính cho rằng, chắc chắn sẽ không có một ứng dụng cho vay ngang hàng nào giải quyết được những tiềm ẩn rủi ro. Do vậy, nếu NHNN đưa ra tiêu chí này thì các công ty ngang hàng sẽ không còn có mặt tại Việt Nam, bởi rủi ro là không thể không có.

Nhiều chuyên gia tài chính và công nghệ khác cũng có những trăn trở rằng mặc dù Ngân hàng Nhà Nước đã liệt kê ra hàng loạt những rủi ro nếu không có cơ chế quản lý các công ty tài chính fintech rõ ràng, thế nhưng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm lại không đưa ra được vấn đề nào có thể giải quyết, kiểm soát hay ngăn ngừa những rủi ro này.

"Ai dám khẳng định các giải pháp cho fintech sau khi "tốt nghiệp" và được cấp phép hoạt động chính thức có thể kiểm soát tốt được những rủi ro trên hay những rủi ro mới phát sinh, nếu như không có những giải pháp cụ thể đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát", một chuyên gia cho biết và nhấn mạnh, điều mà các doanh nghiệp fintech Việt Nam cần là một hành lang pháp lý để hoạt động như đối với các ví điện tử hiện nay.