7 điều khác biệt về FinTech Việt Nam sau đại dịch Covid19

Hệ sinh thái công nghệ tài chính Fintech trên thế giới đang ngày càng phát triển, điều này đã góp phần thúc đẩy những phát minh, sáng kiến mới trong ngành công nghệ thông tin, kéo theo sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường tài chính, cải thiện quy trình hoạt động và làm việc của ngân hàng, góp phần thu hẹp khoảng cách xã hội và cải thiện trải nghiệm khách hàng trong các ngành dịch vụ. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp fintech Việt Nam đón chào hơn 150 thành viên là các công ty kinh doanh lĩnh vực tài chính thay thế, thanh toán kỹ thuật số, quản lý tài sản và blockchain. 

Dưới đây, 7 chuyên gia sẽ chia sẻ về những thay đổi tích cực và quan trọng của thị trường Fintech Việt Nam.

  1. Vay trực tuyến, vay ngang hàng, sản phẩm tài chính thuộc nhóm fintech tăng trưởng cao.

Đầu năm 2016, số công ty fintech khởi nghiệp tại Việt Nam chỉ là 40 nhưng sau 4 năm con số đó tăng gấp 4 lần cho tới con số 160 như hiện tại. Nhờ sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử, hay các khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu tư, quỹ, VCs (đầu tư mạo hiểm) đã dẫn đến sự bùng nổ này.

Trong đó, 35% các công ty fintech xây dựng doanh nghiệp trên nền tảng hỗ trợ thanh toán, nhưng để tìm ra một doanh nghiệp nổi trội nhất là một điều vô cùng khó khi họ hầu như không có sự khác biệt. Họ giữ chân khách hàng của mình bằng cách để khách hàng nạp tiền vào các ví điện tử, sau đó, đưa ra những chương trình cashback hỗ trợ họ thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển tiền. Tuy nhiên, điều thực sự thu hút họ ở đây vẫn là những chương trình khuyến mãi, giảm giá và khách hàng chưa thực sự chọn lựa gắn kết với các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số này.

Cuộc khảo sát mới nhất chỉ ra, hầu hết những khách hàng sử dụng nền tảng fintech đều dưới 40 và họ tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và đều đang sử dụng thẻ ngân hàng. Không giống ở thị trường Trung Quốc, nơi tập trung tới 4,500 ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam môi trường cạnh tranh chưa gặp tình trạng chồng lấn, xô đẩy nhưng khi hệ thống thẻ toàn cầu xuất hiện, các ngân hàng đa quốc gia chạy đua về kỹ thuật số, sớm muộn cũng sẽ giống Trung Quốc.

Nhưng, thị trường fintech Việt Nam sôi động nhất hiện nay là cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng và thị trường các sản phẩm tài chính. Vận hành, giải quyết vấn đề chậm chạp, ngân hàng không tiếp cận sâu được với các nhu cầu vay vốn. Lợi nhuận cao, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng sang cho vay ngang hàng, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của P2P và cho vay SME kỹ thuật số. Và hầu hết các công ty kinh doanh thương mại điện tử vẫn đang chờ những quy định và khuôn khổ pháp lý của Nhà nước. Khối lượng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trong năm nay là 12 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng hơn so với năm ngoái 25% chính là những triển vọng to lớn đem lại cho thị trường sản phẩm tài chính. Một số công ty phát hành trái phiếu đang trả lãi suất coupon cho khách hàng là 13% nhưng họ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn để được phân phối và bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trí Đoàn, Senior Investment Manager, VinaCapital Ventures

  1. Fintech thuần túy dần chuyển sang Tài chính nhúng (Embedded Finance)

“Dần dần, Fintech 4.0 sẽ dần chuyển hướng từ những Fintech thuần túy (Payment/P2P Lending) thành một bộ mặt mới mang tên tài chính nhúng (embedded finance). Trước đây thì các công ty fintech khởi nghiệp tập trung vào payment/lending trong ngành tài chính, nhưng bây giờ vì thị trường đã dần trưởng thành, nhiều startup xuất hiện hơn, mảng tài chính nhúng cũng dần đi sâu vào nhiều lĩnh vực hơn. Fintech sẽ nhúng mình vào dòng sông kinh tế thị trường và mang đến nhiều giải pháp đột phá cho những lĩnh vực mới như Bất động sản, Y tế, Bán lẻ, Giao thông, Công nghiệp, Nông nghiệp,.

Long Đỗ, Associate, Saison Capital

  1. Công nghệ bảo hiểm (InsurTech) và Quản lý tài sản (Wealth Management) sẽ có những điểm nhấn quan trọng

Để dành được phần lớn thị phần trong mảng thanh toán, các công ty fintech ở Việt Nam nên có đầy đủ các dịch vụ trong hệ sinh thái, và muốn giữ ngôi vương trong mảng cho vay thì cần có nguồn data tốt. Sau đợt phá hủy của đại dịch Covid-19, một số lĩnh vực Fintech còn lại như Công nghệ bảo hiểm và Quản lý tài sản trở thành “con mồi ngon nghẻ” nhưng chúng cần chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ khi thị trường này đang còn nhỏ và yếu. Công nghệ bảo hiểm hay Quản lý tài sản đều vô cùng cần thiết và là một nhân tố tích cực tại một quốc gia đông dân và rất trẻ như Việt Nam.

Liên Phạm, ATM Capital 

  1. Công ty Fintech B2B đang dần khai phá thị trường

Các công ty Fintech B2B ở VN đang còn gặp nhiều cản trở, các Ngân hàng thương mại vẫn chưa hỗ trợ các kênh thanh toán tự động cho B2B giống với B2C. Một số cuộc khảo sát cũng chỉ rõ, hầu hết các Ngân hàng đang bỏ ngơ giải pháp hệ thống open banking và nền tảng thanh toán tự động dựa trên hình thức thẻ Virtual Credit Card cho các doanh nghiệp. Dù việc ứng dụng này đem đến nhiều cơ hội lớn để các B2B Fintech khởi nghiệp có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng, vậy ngân hàng nào sẽ sẵn lòng giúp đỡ các B2B Fintech?”

Bảo Nguyên, Co-founder, Bizzi, (đầu tư bởi 500Startup VN)

  1. Tiếp cận Vốn kinh doanh và Vay tiêu dùng sẽ thuận lợi và được ưu ái

Hộ kinh doanh và SMEs chiếm đến 97% trong các doanh nghiệp và đóng góp cho Việt Nam gần 50% tổng GDP. Dù mang lại nhiều giá trị kinh tế cho nước nhà nhưng hiện nhóm doanh nghiệp này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Khi có đến 62% các doanh nghiệp SMEs trả lời rằng họ đang gặp phải tình trạng thiếu vốn và dòng tiền. Những doanh nghiệp công nghệ tài chính mới Fintech chính là cơ hội mới mở ra hỗ trợ các SMEs trong việc cải thiện kỹ thuật trong quá trình hoạt động, báo cáo tài chính với hệ thống ngân hàng và tích hợp sổ sách. Qua đó, quá trình xét duyệt vay vốn được minh bạch, dễ dàng và xử lý nhanh chóng hơn. Bằng nền tảng công nghệ và dữ liệu lớn có được, FinTech có thể mang đến cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ giải pháp giảm thiểu thủ tục pháp lý; thu hút, tiếp cận nguồn vốn, giải quyết bài toán tài chính tốt nhất trong tương lai.

Vay tiêu dùng lãi suất thấp là phương thức vay phổ biến giúp các tổ chức tín dụng, ngân hàng thu hút được số lượng lớn các khách hàng. Bên cạnh ngân hàng, các công ty Fintech Việt Nam, tổ chức tín dụng cũng đang nhanh chóng thực hiện các chương trình truyền thông và khuyến mãi, trong đó các doanh nghiệp ưu tiên các chương trình hỗ trợ lãi suất 0% được sử dụng nhiều nhất để chiếm lấy thị phần. Nhu cầu mua sắm của khách hàng chính là điểm thu hút của thị trường tài chính, nhất là các dịch vụ mua bán đồ điện tử, mua nhà, xe cộ thông qua các hình thức thanh toán trả góp. Tuy nhiên, các công ty tài chính Fintech thuộc nhóm ngành tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là mô hình kinh doanh cho vay trả góp còn đang gặp nhiều vướng mắc trong cả khâu hợp tác với các đơn vị kinh doanh và cả trong quá trình thu hồi vốn. Kèm theo đó, nhiều mặt như giấy phép, thương hiệu và mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng đang là vấn đề băn khoăn.

Với nhiều vấn đề còn tồn đọng, dịch vụ trả góp vẫn còn khiến nhiều người lo ngại như chi phí chi phí tham gia tài trợ chương trình lớn hơn lợi nhuận biên bán hàng mang lại, tính hợp pháp của mô hình kinh doanh FinTech chưa được chính thức xác nhận. Rủi ro chậm thanh toán của khách hàng có thể dẫn đến việc “đòi nợ kiểu xã hội đen của những FinTech tài chính trá hình.

Valerie Van Vu, Venturra Capital

  1. Xác thực điện tử (Digital Identity) sẽ trở nên phổ biến và là 1 cuộc chơi khốc liệt

Tuân thủ Quy trình nhận biết khách hàng (Know Your Customer) và Phòng chống rửa tiền (Anti-Money Laundering) được coi là một trong những nội dung được Nhà nước chú ý, cũng là một công trình nghiên cứu quan trọng đối với ngành tài chính. Hơn nữa, nó là một trong những yếu tố thắt chặt, kiểm soát quá trình vận hành tài chính khi các công ty khởi nghiệp fintech giai đoạn đầu phải đối phó với các quy trình phức tạp, thuê các nhóm tuân thủ và trả số tiền khổng lồ cho các nhà cung cấp dữ liệu KYC. Do đó, tôi nghĩ một xu hướng tất yếu sắp tới sẽ là e-KYC, nghĩa là khách hàng không cần đến ngân hàng gặp mặt trực tiếp để mở tài khoản, mọi giao dịch giờ đây đều được thực hiện qua nền tảng Internet. Để làm được điều đó, các ngân hàng cần sử dụng nền tảng công nghệ tiên tiến hơn. Trong đó, tôi nghĩ blockchain, big data, trí tuệ nhân tạo và sinh trắc học sẽ được áp dụng rộng rãi để phát triển, mở rộng thiết lập, theo dõi và duy trì danh tính kỹ thuật số hiệu quả hơn, thân thiện với người dùng, an toàn và giảm thiểu tình trạng lừa đảo, gian lận. Quy trình KYC tự động có thể rút gọn được hơn 30% chi phí giới thiệu (onboarding costs) và giảm thời gian quay vòng tới 90% hoặc hơn.

Lynn Hoang, Country Director, Binance Vietnam

  1. Sẽ có thêm nhiều liên kết giữa Ngân hàng và công ty FinTech Startup

Hợp tác với các công ty FinTech là bước đi cần thiết của ngân hàng truyền thống trong thời đại kỹ thuật số. Hầu hết các ngân hàng đều hiểu rằng trải nghiệm tích cực xuyên suốt và sự gắn kết trực tiếp là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng để gia tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng. Trong khi đó, nâng cao hiệu suất của các hoạt động backend sẽ là cả một hành trình dài. Đó là lý do tại sao CIMB quyết định hợp tác với các FinTech trong giai đoạn lớn mạnh như Toss (đến từ Hàn Quốc) để quy hoạch, định hướng chiến lược và cải tiến một cách sáng tạo các nền tảng tài chính mở chúng tôi.

Mô hình hợp tác hiệu quả giữa Ngân hàng và FinTech đòi hỏi quy trình xây dựng nhân sự đầy đủ, định hướng kinh doanh và đổi mới quy trình của cả CIMB Vietnam và đối tác. Những công ty tài chính FinTech trong giai đoạn mở rộng quy mô có thể tăng hiệu quả truyền thông, tiếp cận và giá trị sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng chuyên môn cùng bí quyết xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất.. Còn với CIMB, chúng tôi có thể áp dụng khả năng phân phối, sự tin tưởng từ khách hàng và chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng của mình để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh cùng lúc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.