Mobile Money - Công nghệ tài chính thay đổi thế giới

Mobile Money đã có mặt và trở nên phổ biến ở 95 quốc gia, giao dịch mỗi ngày cao hơn 2 tỷ USD. Số người tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền Mobile Money cao gấp 7 lần ATM.

Một định nghĩa khác từ Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GMSA) thì Mobile Money là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Với mỗi Mobile Money, mỗi khách hàng được phép sử dụng 01 số điện thoại chính chủ để đăng ký Mobile Money. Để thanh toán online, người dùng cần cài đặt trên điện thoại một ứng dụng dùng công nghệ Near Field Communication (NFC). Thông tin được lưu trữ ngay trên thiết bị cá nhân và SMS để đảm bảo tính an toàn. Người dùng có thể gửi, rút, chuyển tiền bằng điện thoại và thanh toán các hoá đơn, mua hàng tại cửa hàng.

Tất tần tật về Mobile Money: https://finfan.vn/news/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-mobile-money-1452

Mang nhiều tiện ích nhanh chóng, Mobile Money trở thành giải pháp thanh toán điện tử tại vùng nông thông, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi thiếu các dịch vụ tài chính ngân hàng và Internet chưa phát triển mạnh. Mobile Money giúp thay đổi cuộc sống hàng tỷ người trên thế giới về điều này.

Có nhiều điểm tương đồng với các phương thức thanh toán phi tiền mặt khác, người dùng Mobile Money dễ dàng nhận tiền, lưu trữ, thanh toán trên điện thoại ở bất kỳ khu vực nào có phủ sóng di động mà không cần đến ngân hàng. Tương tự với việc chuyển và nhận tiền.

Tại nhiều quốc gia tiền mặt đang đánh dần mất giá trị như Somalia hay Zimbabwe, Mobile Money có mặt cả khi người dân đi chợ, mua sắm. Thay vì việc cắp nách một mớ tiền giấy đi trao đổi, người dân chỉ cần vài thao tác qua điện thoại là có thể thực hiện. Việc lưu trữ, chuyển tiền cũng an toàn hơn giao dịch tiền mặt.

Tiền trong tài khoản Mobile Money của khách hàng luôn được mã hóa an toàn. Phải cần mật khẩu để đăng nhập và nhập mã PIN khi xác nhận đồng ý thực hiện giao dịch. Trong trường hợp khách hàng mất điện thoại, khách hàng gọi trực tiếp đến công ty cung cấp dịch vụ, yêu cầu tạm khóa tài khoản, sau đó thay điện thoại và kích hoạt lại sim chính chủ và tiếp tục sử dụng.

Ông Mulyani Indrawati, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (MB) nhận định, dịch vụ Mobile Money sẽ là bước đệm cho nền kinh tế, giúp một bộ phận dân số thoát nghèo, hướng tới tương lai bình đẳng. Ở Kenya, Mobile Money trở thành một biện pháp chống tham nhũng của Nhà nước. Lịch sử các giao dịch đều được lưu lại trong điện thoại, một bằng chứng chống lại các hành vi đút lót hoặc vòi tiền.

Ở một mặt khác, Mobile Money có phương thức hoạt động giống như một tài khoản ngân hàng, người dùng được phép thực hiện theo dõi chi tiết các khoản thu chi, lên kế hoạch chi tiêu phù hợp. Khi phần đa người dân tham gia vào hệ thống tài chính này, nền kinh tế của quốc gia dễ được kiểm soát và cải thiện và giảm các tác động từ các cú sốc tài chính.

Độ phổ biến của Mobile Money

Theo thống kê của GSMA đến cuối năm 2019 cho thấy, Mobile Money đang có 290 loại hình dịch vụ tại 95 quốc gia trên thế giới và có hơn 1 tỷ tài khoản được đăng ký. Các đại lý chuyển tiền qua điện thoại di động có phạm vi tiếp cận nhiều gấp 7 lần so với ATM và gấp 20 lần so với các chi nhánh ngân hàng.

Tính đến hết tháng 12/2019, có trung bình 37,1 tỷ giao dịch qua hệ thống Mobile Money, tổng giá trị giao dịch lên đến 690,1 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018. Các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu thị trường tiền tệ dự đoán quy mô kinh tế của loại hình dịch vụ này có thể đạt tới 12 tỷ USD vào năm 2024, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ước tính là 28,7%.

Mobile Money có mặt tại 95 quốc gia (bản đồ màu xanh nhạt) trên toàn cầu. Ảnh: GSMA.

Mobile Money có mặt tại 95 quốc gia (bản đồ màu xanh nhạt) trên toàn cầu. Ảnh: GSMA.

Tuy nhiên, mức độ phát triển dịch vụ Mobile Money không đồng đều giữa các quốc gia. Châu Phi là nơi dân số còn nhiều hạn chế nhất về Internet lại là tâm điểm của Mobile Money với lượng người dùng lớn. Kenya, một quốc gia còn nhiều còn nhiều khó khăn có hơn 72% dân số sử dụng dịch vụ, trong khi Mexico chỉ có 11%.

Tình hình khả quan của Mobile Money tại Việt Nam: Thủ tướng cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money trong 2 năm

Theo các nhà phân tích, đặc điểm của mỗi quốc gia, châu lục là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ phủ của Mobile Money. Ở những quốc gia phát triển về công nghệ, tài chính, fintech, Mobile Money không phải là ưu tiên hàng đầu. Nhưng ở nước đang phát triển hoặc các quốc gia còn nghèo đói, nơi dân cư chưa tiếp cận được với các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, Mobile Money lại phát triển đặc biệt nhanh.

Thống kê của GSMA chia sẻ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất toàn cầu trong năm 2019 khi có đến 158 triệu tài khoản. Năm 2019 tỷ lệ khách hàng hoạt động thường xuyên cao hơn 29% so với năm ngoái, đạt 60 triệu tài khoản. Mức độ phủ sóng của các dịch vụ di động viễn thông cùng sự bứt phá trong thị trường công nghệ tài chính fintech đã góp phần kéo theo sự phát triển của Mobile Money.

Mô hình quản lý trên thế giới

Dù được khen ngợi bởi sự tiện ích, song Mobile Money vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Quy định pháp lý của từng quốc gia làm thay đổi độ phủ và niềm tin của người dùng. Sẽ tồn tại nhiều rủi ro về gian lận, rửa tiền, tài trợ cho khủng bố khicó quá ít quy định pháp lý rõ ràng. Hay sẽ làm tăng chi phí dịch vụ, hạn chế sự phát triển của Mobile Money khi nhiều có quá nhiều quy định.

Trên thế giới có hai mô hình quản lý Mobile Money phổ biến: Quản lý theo mô hình nhà mạng viễn thông (MNO) và quảy lý theo ngân hàng.

Quản lý theo mô hình nhà mạng di động, mỗi người dùng sử dụng một tài khoản theo số điện thoại đã được xác minh danh tính. Độ phủ sóng của nhà mạng viễn thông rất lớn và có nhiều điểm giao dịch hơn ngân hàng nên khả năng phục vụ người dân tốt hơn, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận. Tuy nhiên, mô hình này vướng phải những hạn chế về tính an toàn, bảo mật thông tin không cao. Nhà mạng buộc phải kiểm soát được tình hình sim lậu, sim rác trước khi Mobile Money bùng nổ. Để giải quyết những rủi ro tài chính liên quan đến rửa tiền, gian lận. Các nhà cũng cấp viễn thông sẽ giới hạn lượng tiền được giao dịch trong một tháng.

Quản lý theo kiểu ngân hàng, dịch vụ sẽ nằm dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý tài chính quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ di động phải làm việc với ngân hàng. Người dùng phải tuân thủ các quy định về định danh khách hàng. Ưu điểm của mô hình này là an toàn hơn cho hoạt động thanh toán và người dùng dịch vụ. Nhưng hạn chế là các ngân hàng phải mở rộng quy mô, người dùng ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận được, thủ tục pháp lý cũng phức tạo hơn.

Tuỳ vào đặc thù, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn một mô hình riêng hoặc kết hợp linh hoạt các phương thức quản lý.