BÁO CÁO: Fintech Việt Nam 2020

Trong năm 2020, Fintech Vietnam nhận được nhiều tín hiệu tốt nhờ việc kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, áp dụng công nghệ, tạo ra nhiều nền tảng giao dịch kỹ thuật số và hơn hết là được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính Phủ.

Đặc biệt, Theo báo cáo về Fintech tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IDC Financial Insights, có 5 đại diện Việt Nam trong nhóm Fintech Fast 101 (101 công ty Fintech có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020) bao gồm Payoo và 4 ví điện tử lớn, đang chiếm 92% thị phần ví điện tử của Việt Nam là MoMo, Moca, Tima và ZaloPay.

Những khoản đầu tư triệu đô cho Fintech Vietnam

Theo Vietnam Fintech Report 2020 của tờ Fintech News, thị trường Fintech Vietnam 2020 thu hút được hàng trăm triệu USD trong 04 thương vụ kêu gọi vốn thành công, ước tính tổng giá trị Fintech đạt khoảng 7,8 tỷ USD.

Vào cuối năm 2019, VNPAY trở thành Fintech nhận được số vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhận của SoftBank Vision Fund và CIC 300 triệu USD. Những con số ấn tượng tiếp theo thuộc về ví điện tử MoMo, khi hoàn tất thủ tục nhận vốn đầu tư 100 triệu USD trong vòng quay vốn Series C từ Warburg Pincus.

Nhận nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, năm 2020 đánh dấu một năm khó khăn hơn với thị trường Fintech thế giới và cả Việt Nam. Hầu hết các thương vụ đầu tư Fintech đều dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới:

  • 01/2019 - Momo gọi vốn lên đến 100 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C từ tập đoàn Warburg Pincus (100 triệu USD)
  • 04/2019 - Utop nhận được vốn đầu tư 3 triệu USD sau khi phát hành ra công chúng (Initial Public Offerings IPO) từ FPT và SBI Holdings.
  • 07/2019 - Công ty mẹ của ví điện tử VNPAY kêu gọi được 300 triệu USD từ Vision Fund và GIC của SoftBank
  • 11/2019 - Axie InFInity đã gọi vốn lên đến 1,5 triệu USD từ Pangea Blockchain Fund, Hashed, ConsenSys và 500 Startup.
  • 12/2019 - Interloan nhận được vốn đầu tư là 500,000 USD từ Phoenix Holdings.
  • 04/2020 - Finhay đã gọi được vốn ở vòng gọi vốn đầu tư từ nhà đồng sáng lập Jeffrey Cruttenden và Chứng khoán Thiên Việt.
  • 09/2020 - Wee Digital đã gọi được vốn lên đến hàng triệu USD từ InterVest và VinaCapital Ventures.
  • 09/2020 - Fvndit gọi được 30 triệu USD cho mô hình cho vay ngang hàng của mình (P2P) tại Việt Nam.
  • 09/2020 - Kim An Group chuyên về công nghệ chấm điểm tín dụng, đã kêu gọi được một khoản đầu tư (không tiết lộ số vốn cụ thể) từ vòng gọi vốn Series A từ Patamar Capital, Viet Capital Ventures và East Ventures.

Hơn nữa, nhiều thương vụ mua lại chiến lược hoặc mua lại ban quản lý (MBO) cũng khiến cho bản đồ Fintech ở Việt Nam có nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn hoạt động theo chu trình ‘cá lớn nuốt cá bé’. 

  • 09/2018 - Grab nắm giữ cổ phần trong Moca-một công ty startup thanh toán di động tại Việt Nam
  • 05/2019 - VinID thâu tóm doanh nghiệp People Care (app ví điện tử Monpay)
  • 06/2019 - Vimo Technology JSC và mPos Technology JSC đang sáp nhập thành một tổ chức kết hợp có tên là NextPay Holdings
  • 12/2019 - Ant Financial, công ty Fintech hàng đầu Trung Quốc, thuộc chủ sở hữu của Alibaba nắm giữ cổ phần đáng kể trong ví điện tử eMonkey. Lazada Việt Nam đã tích hợp eMonkey vào nền tảng của mình.
  • 04/2020 - Vietnam giảm 49% vốn sở hữu nước ngoài dự kiến đối với các doanh nghiệp thanh toán điện tử
  • 09/2020 - Gojeck của Indonesia đã nắm giữ lợi nhuận của WePay

Ngoài các quan hệ đối tác ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trong nước là những đối tác quan trọng trong lĩnh vực thanh toán. Báo cáo dẫn lời một quan chức giấu tên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:

“Tại Việt Nam, 72% các công ty Fintech công nghệ tài chính chọn hợp tác với các ngân hàng trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thay vì tham gia vào một cuộc cạnh tranh trực tiếp”.

Năm 2020, các ngân hàng kỹ thuật số (Digital Banking platform/Neobank/Neo-banking) phát triển nhanh chóng nhờ vào việc áp dụng xu hướng fintech (Fintech Trends) tốt, ngành thương mại điện tử (e-commerce payment) bùng nổ và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đây cũng là điều kiện để ngân hàng và fintech kết nối, trong đó phải kể đến:

  • Kết nối với các fintech quốc tế: VietinBank và Opportunily Network (Anh), CIMB Bank Vietnam and Toss (Hàn Quốc), VPBank và BE Group (Thụy Điển), OCB và RippleNet (Mỹ), và TPBank với Backbase (Hà Lan), một số ngân hàng khác đã hợp tác với các công ty khởi nghiệp trong nước.
  • Trong nước: Sau 5 năm hoạt động, Timo từ bỏ đối tác ngân hàng ban đầu là VP Bank và chuyển sang Viet Capital Bank. Nền tảng ngân hàng kỹ thuật số được đổi thương hiệu thành Timo Plus và giới thiệu trang web và ứng dụng di động mới 
  • Tập đoàn tài chính Shinhan ngày 22/10 thông báo đã ký một biên bản ghi nhớ với công ty con tại Việt Nam của gã khổng lồ Grab có trụ sở tại Singapore để cùng phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới.

Toàn cảnh thị trường Fintech Việt Nam 2020

Bản đồ Vietnam Fintech 2020 (Nguồn: Fintech News Singapore)

Theo báo cáo của Fintech News Singapore, hiện Việt Nam có khoảng 115 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. 115 fintech này hoạt động chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính và chiếm 76% trên tổng số (Thanh toán, Cho vay P2P, Blockchain, POS, Quản lý tài sản). Trong đó, 38 công ty khởi nghiệp về Thanh toán và 18 công ty cho vay P2P, chiếm 49% số doanh nghiệp tham gia vào thị trường fintech.

Phân khúc lĩnh vực Fintech Việt Nam năm 2020

Sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam trong vòng 5 năm qua rất đáng chú ý. Năm 2015, có tổng cộng 39 công ty khởi nghiệp tại Việt Nam. Báo cáo không cho biết có bao nhiêu trong số này thực sự được thành lập vào năm 2015 hoặc sớm hơn. Nhưng trong cả năm 2019 và 2020 đã có tổng cộng 115 công ty khởi nghiệp được thành lập.

Tuy nhiên, phần lớn các công ty trong lĩnh vực Fintech Việt Nam đều hoạt động trong lĩnh vực thanh toán B2C, B2B Fintech vẫn chưa có nhiều hoạt động sôi nổi và một số nhà sáng lập fintech (Fintech Founder) đang tìm kiếm thị trường ngách cho chính mình (Niche Market Fintech). Lĩnh vực này chiếm 33% tổng số các công ty khởi nghiệp Fintech vào năm 2020. Lĩnh vực hoạt động tích cực nhất tiếp theo là cho vay P2P với 16% số công ty khởi nghiệp. Các lĩnh vực khác chiếm từ 2% đến 13% trong bối cảnh khởi nghiệp vào năm 2020.

Nguồn vốn trong không gian Fintech chiếm 36% tổng số vốn tài trợ cho các startup Fintech ở ASEAN. Với mức 435 triệu USD được báo cáo từ năm 2019 đến năm 2020, với hai hoặc ba khoản đầu tư lớn chiếm phần lớn số tiền, Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo vị trí thứ hai trong ASEAN về đảm bảo nguồn vốn khởi nghiệp trong các công ty Fintech.

Điểm mặt những Fintech Startup có triển vọng trong 2021

Tima: là nền tảng Fintech cho vay trực tuyến hoạt động tại Việt Nam được thành lập vào năm 2015. Ngoài dịch vụ cho vay, Tima còn mở rộng dịch vụ thế chấp, các dịch vụ  ngành tài chính (financing industry) và tư vấn khách hàng. 

MoMo là ví điện tử và ứng dụng thanh toán di động do công ty M_Service của Việt Nam phát triển. MoMo cho phép người dùng thao tác thanh toán trực tuyến, chuyển khoản ngang hàng, mua ứng dụng trò chơi, nạp tiền điện thoại, thanh toán tiện ích. Hiện tại, MoMo đang hỗ trợ khách hàng thanh toán cho gần 100 nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp trực tuyến, tích hợp với hơn 20 ngân hàng trong nước, cũng như các trung tâm thanh toán quốc tế bao gồm Visa, Master Card và JCB. Tính đến tháng 9 năm 2020, MoMo đã có 20 triệu người dùng trên cả hai nền tảng là iOS và Android. Hiện MoMo đang được bình chọn là một trong 100 nhà sáng tạo Fintech toàn cầu hàng đầu năm 2018 và là 1 trong 5 đại diện tiêu biểu của Việt Nam nằm trong Fintech Fast 101 (01 công ty Fintech khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020).

FinFan là một nền tảng chuyển tiền xuyên biên giới giúp các nhà cung cấp dịch vụ nhanh chóng mở rộng sang các thị trường chưa tiếp cận với đầy đủ các dịch vụ chuyển tiền & thanh toán. FinFan là B2B Fintech tài chính phi ngân hàng đầu tiên được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam. Với mạng lưới đối tác dày đặc, trên 40 công ty cả trong nước và quốc tế, khách hàng có thể dễ dàng chuyển tiền hoặc thanh toán dịch vụ từ hơn 150 quốc gia về Việt Nam.

FinFan là nền tảng chuyển tiền xuyên biên giới (cross-border payment) - https://finfan.vn

FinFan đã bổ sung thêm nhiều dịch vụ khác vào danh mục sản phẩm của mình, bao gồm chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền mặt, rút tiền mặt, v.v.

Số liệu được lấy từ Báo cáo của Fintech News Singapore.