Tiền điện tử có thể xuất hiện trong 1-3 năm tới

Sau khi Facebook gây sốc cho các nhà hoạch định chính sách với kế hoạch ra mắt đồng tiền điện tử Libra vào năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã tiến hành các cuộc thảo luận về cách để tạo ra loại tiền ảo của riêng mình.

Thị trường tiền ảo vẫn hoạt động sôi nổi

Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những hệ thống pháp lý và quy định sơ khai về các loại tiền điện tử của riêng minh. Ngày 09/10 bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), 7 ngân hàng trung ương đã công bố một báo cáo đưa ra một số yêu cầu chính đối với các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDCs).

Trong số các khuyến nghị của các Ngân hàng Trung ương được đưa ra có khuyến nghị quan tâm nghiên cứu CBDCs nhưng không để nó thay thế tiền mặt, tiền xu và phải làm sao để nó hỗ trợ chứ không gây tổn hại cho sự ổn định tiền tệ và thị trường tài chính ngân hàng. Họ nói rằng các loại tiền điện tử cũng nên được định giá tiền ảo ở mức an toàn, càng rẻ càng tốt - nhưng không phải miễn phí - để sử dụng và "đóng vai trò thích hợp với khu vực tư nhân”.

Báo cáo về CBDCs được đưa ra khi các ngân hàng trung ương khác nhau trên khắp thế giới đang xem xét các loại tiền ảo tương ứng của riêng họ. Blockchain, công nghệ củng cố và phát triển tiền điện tử Bitcoin, đã được chào mời như một giải pháp tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ vài năm trước, các tài sản tiền điện tử dựa trên công nghệ tương tự đã bị lên án từ các nhà hoạch định chính sách, Benoit Coeure - cựu quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu gọi Bitcoin là "trứng ác của cuộc khủng hoảng tài chính”. Tiền điện tử cũng đã thu hút rất nhiều sự giám sát chặt chẽ từ các Ngân hàng trung ương, vì họ lo ngại nó sẽ cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền thâm nhập và phá hủy hệ thống ngân hàng có sẵn.

Dù vậy, dường như các ngân hàng trung ương chính thức nghiên cứu về các loại tiền điện tử kỹ thuật số vào năm ngoái sau khi Facebook giới thiệu phiên bản riêng của mình - libra - được hỗ trợ bởi một liên minh các công ty bao gồm Uber và Spotify. Dự án gặp khó khăn khi gặp phải phản ứng dữ dội cũng như sự ra đi của những người ủng hộ cao cấp như Mastercard và Visa.

Một cuộc khảo sát với 66 ngân hàng trung ương của BIS có trụ sở tại Basel được công bố vào đầu năm nay cho thấy khoảng 80% các ngân hàng đã tham gia vào thị trường tiền ảo, tăng từ 70% năm trước. Tỷ lệ đó nói lên rằng họ có khả năng cao phát hành một loại tiền ảo kỹ thuật số cho công chúng trong 1-3 năm tới.

Hay ở châu Âu, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu cũng rục rịch công bố đồng tiền điện tử Euro với mục tiêu là người đi đầu và kiểm soát được sự tham gia của những đồng tiền điện tử khác. Tại Trung Quốc, quốc gia nơi các ví điện tử như Alipay và WeChat Pay đã được áp dụng rộng rãi, ngân hàng trung ương đã hợp tác với một số ít các công ty khu vực tư nhân để thử nghiệm một loại tiền điện tử đã nghiên cứu trong nhiều năm và tính giá tiền điện tử này trong tương lai. Trong khi đó, ngân hàng trung ương của Thụy Điển đang làm việc với công ty tư vấn Accenture để thí điểm đồng tiền kỹ thuật số được đề xuất mang tên "e-krona".

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cho biết họ đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm giai đoạn đầu vào năm tới về phát hành một loại tiền điện tử để sẵn sàng cho nhu cầu tăng nhanh chóng.

Benoit Coeure cho biết: "Một thiết kế tiền ảo cung cấp đầy đủ các tính năng có thể thúc đẩy các khoản thanh toán linh hoạt, hiệu quả, toàn diện và sáng tạo hơn”.

Cần nhấn mạnh rằng các ngân hàng trung ương này chưa có lập trường về việc liệu họ và các tổ chức khác có nên phát hành tiền ảo kỹ thuật số hay không; họ vẫn đang xem xét liệu các loại tiền ảo như vậy có khả thi hay không.