Người từ quỹ chia sẻ mẹo để Startup thắng lợi trong Mùa Đông Gọi Vốn

Covid-19 không phải là tất cả các nguyên nhân dẫn đến “mùa đông gọi vốn” tại thị trường Việt Nam. Và để tăng xác xuất thành công khi gọi vốn đầu tư trong khoảng thời gian khó khăn này, ngoài việc tập trung phát triển sản phẩm, hãy xây dựng nền tảng công nghệ vững vàng và tìm đến quỹ đầu tư mạo hiểm có tuổi đời trong khoảng 3 năm và các quỹ địa phương.

Hệ sinh thái đầu tư cho startup Việt Nam

Hệ sinh thái đầu tư startup Việt Nam được thể hiện rõ ràng thông qua những chỉ số sau:

  • 155 startup đã nhận được vốn đầu tư.
  • 5 quỹ được thành lập trung bình mỗi năm
  • Quỹ phổ biến nhất là quỹ thiên thần, trước hạt giống, series A&B.
  • 536 triệu USD là tổng số vốn của các quỹ đầu tư.
  • Với nhân sự: Chuyên viên từ các quỹ là 114 người; nhà đầu tư chuyên nghiệp là 242 người; tổng số vòng là 233 vòng.

Với thị trường startup, năm 2019 chính là năm rực rỡ thành công nhất, khi gọi được số vốn là 1.0156 tỷ USD, tăng 1.14 lần so với năm 2018. Tổng số deal hoàn thành là 84 so với năm 2019 là 90. Tổng giá trị của 5 deal thành công nhất thu về số vốn 661 triệu USD, cao hơn con số 9 deal chỉ có 762 triệu USD vào năm 2018. Việt Nam đứng thứ 2 ở Châu Á nhận được vốn đầu tư fintech trong năm 2019. Trong đó, 4 lĩnh vực được các quỹ đầu tư quan tâm nhất đó FELS - Fintech, E-commerce, Logistic, Social Media. Và nhiều thương hiệu, mạng xã hội ‘Made in Vietnam’ như Gapo, Lotus, Astra lên sàn vào năm 2019.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020 đã nhận được khá nhiều deal bất chấp những ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Ví dụ: Tiki nhận được đầu tư 130 triệu USD, Propzy thu về 25 triệu USD, Siêu Việt Group có trong tay khoản đầu tư 34 triệu USD, Beta Media và Onepoint đều nhận được 8 triệu USD, F88 chốt deal 6 triệu USD, BuyMed cùng JobHop, Go2Joy có 2,5 triệu USD.

Tuy nhiên, những thương vụ này đã được công bố từ nửa đầu năm 2020 và chưa có thêm công bố mới trong quý 3 năm 2020. Các deal cũng đã được phân bổ trong thời gian 6 tháng đầu. Dù chưa có thông tin mới, nhưng không chắc chắn rằng sẽ không có thương vụ đầu tư nào nổ ra. Dù vậy, những chuyên gia trong ngành vẫn gọi năm 2020 là ‘mùa đông gọi vốn’, sẽ không còn những cơn mưa đầu mùa đến nhanh, đến vội như năm 2019 nữa.

Covid-19 là một phần lý do tạo nên "mùa đông gọi vốn"

“Thị trường gọi vốn bị trôi vào tình cảnh khan hiếm đầu tư trong năm 2020 đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, không thể đưa các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam khi đại dịch đang bao trùm lên cả thế giới. Thứ hai, trạng thái ổn định, cân bằng của thị trường mới chỉ quay lại trong thời gian gần đây và cũng chưa có điều gì là chắc chắn vào thời điểm này, chính xác là chưa thấy nhiều tiềm năng cho thị trường này.

Thứ ba, vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên các quỹ đầu tư vẫn ưu tiên dành tình yêu thương cho những đứa con đang nằm trong vòng vốn của họ, từ đó dòng vốn dành cho các startup sẽ ít hơn bình thường. Các nhà đầu tư mất 5 năm để hỗ trợ doanh nghiệp nên họ cần phải bơm máu cứu con của họ trước khi tìm một cái mới.”  chị Hoàng Thị Kim Dung – Trưởng văn phòng đại diện Genesia Ventures, nêu vấn đề.

Cuối cùng, việc cuối năm ngoái khi hàng loạt kỳ lân - Unicorn hay các Soonicorn trong và ngoài nước vấp phải nhiều khó khăn ví dụ như thất bại như Uber, WeWork hay Món Huế đã khiến không ít các quỹ hay các nhà đầu tư mạo hiểm phải dè chừng. Hay với Wefit và Leflair, Covid-19 là thời điểm làm cho giọt nước tràn ly. Khả năng chống chọi kèm hệ miễn dịch yếu không đủ để giúp họ chống chọi qua sự tàn phá của Covid-19. Và những điều này dẫn đến kết quả phá sản.

Mang tư cách là người đại diện của các quỹ, bà Kim Dung kỳ vọng và mong muốn các startup Việt Nam có khả năng giao tiếp và minh bạch với mọi thứ, xây dựng nền tảng hỗ trợ nhau, và các quỹ có thể kịp thời hỗ trợ lúc khó khăn. Đừng che giấu những điều chưa tốt, chưa làm được, đến khi ung nhọt vỡ ra, sẽ chẳng còn sự giúp đỡ nào là kịp thời nữa. Những startup chỉ biết khoe cái tốt, mà không minh bạch mọi vấn đề thì sẽ khó lòng tìm cho mình các VCs phù hợp.

Hình ảnh Quỹ Do Ventures tại Việt Nam

Vậy nên quan điểm của chị Kim Dung, khủng hoảng của dịch bệnh là một lý do thúc đẩy nên ‘mùa đông gọi vốn’.

Đối với ông Tiến Nguyễn, chuyên viên đầu tư chiến lược IMCA Ireland, một thể hiện rõ ràng nhất về khó khăn của các startup Việt Nam khi đại dịch bùng phát, “Khi dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, chúng tôi chọn gom vốn cho các startup đi sâu vào triển khai công nghệ nghiên cứu (deeptech) như biotech, vacxin ở châu Âu; để cấp vốn, chúng tôi cần chuẩn bị một kế hoạch dài hạn, tính toán điểm hòa vốn trung bình trung 5 - 7 năm, không nhà đầu tư gây quỹ nào mong muốn bi kịch “exit” sau 5,6 như tình hình chung ở Việt Nam. Cũng chính vì lý do này, chúng tôi chọn châu Âu làm điểm đến an toàn, họ chuẩn bị khủng hoảng tốt hơn. Ví dụ như IMCA luôn dành một quỹ hỗ trợ riêng cho các startup đã kết nạp của mình.

Khủng hoảng domino đến từ Covid-19 khiến những thông tin, con số đã được phân tích trước kia của chúng tôi không còn chuẩn xác và cũng có vài vấn đề do không kịp thời có phương án triển khai thay thế. May mắn thay, với danh sách đầu tư đặc thù và chiến lược “rắn chắc”, chúng tôi không gặp nhiều trở ngại và không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Thị trường Việt Nam thật sự chưa có nhiều startup tốt về deeptech mà hầu hết là các ứng dụng di động, mạng xã hội, ICT.., nên vốn gọi đầu tư vòng đầu thường thấp, số tiền kêu gọi nhỏ, số tiền này thực sự không đủ để xây dựng một kế hoạch chuyên sâu phòng chống khủng hoảng. Tương lai không xa, viễn cảnh của Việt Nam cũng sẽ giống như thế giới bây giờ, thị trường hóa theo xu hướng deeptech.”

Hãy tìm đến các quỹ có 3 năm tuổi đời và quỹ tại quốc gia

Nói nôm na theo như chị Kim Dung thì việc kêu gọi đầu tư chẳng khác nào lấy của người giàu chia cho người nghèo, lấy tiền vốn từ các doanh nghiệp lớn chia cho các startup, doanh nghiệp nhỏ có triển vọng.

Theo một chu trình cụ thể, mỗi quỹ lớn sẽ có nhiều quỹ, nhà đầu tư nhỏ khác nhau, vòng đời đầu tư thường sẽ trải dài trong khoảng 10 năm. Sau 10 năm, các quỹ nhỏ sẽ phải exit khỏi tất cả các doanh nghiệp startup và gom tiền về cho các nhà cấp vốn của mình. Các doanh nghiệp startup nên tìm các quỹ đã có sẵn dòng vốn nhất định và có tuổi đời khoảng 3 năm, 7 năm còn lại đủ dư ra để họ có thể tự quyết định dễ dàng hơn.

Nếu các startup không kêu gọi được vốn từ nước ngoài thì có thể chọn những quỹ đầu tư trong nước như Do Ventures, Vina Capital hoặc như quỹ đầu tư nước ngoài có đại diện ở Việt Nam như Genesia Ventures. Genesia vẫn đang tìm cho mình những doanh nghiệp startup chất nhất, máu lửa nhất. Nhưng khái niệm về startup chất thời Covid-19 này là gì?

“Các doanh nghiệp tập trung mở rộng, phát triển sản phẩm đúng, thật chất chính là startup chất. Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng là điểm quan tâm của các nhà đầu tư, tức đúng nhân lực thực hiện dự án và đi cùng họ lâu dài, bền vững; hay cả việc cắt giảm ai và giữ ai, tuyển dụng ai? Xây dựng hệ sinh thái nhà đầu tư, xây dựng tinh thần đồng đội.

Startup cần tăng cường thêm khả năng chống chọi với khủng hoảng, sự cố từ việc tối ưu hóa khoản chi phí vận hành -  sản xuất. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh phụ trợ phù hợp với nhu cầu hay xu thế của thị trường. Tìm kiếm thêm những dòng tiền ngắn hạn, đa dạng hóa kênh doanh thu cho doanh nghiệp. 

Hiện tại, các quỹ đầu tư cần một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững, các startup luôn phải nhìn ra được khả năng hòa vốn và có lời của mình, không đốt tiền bất chấp như trước đây. Đồng nghĩa tập trung vào dòng tiền thu lại, nhằm có khả năng vượt qua điểm hoà vốn và có lời", đại diện Genesia Ventures khẳng định.

Tuy nhiên, dù có cố gắng như thế nào, thì theo quan điểm của chị Kim Dung, để tìm được đà hỗ trợ vốn như năm 2019, chúng ta phải mất 2 năm nữa