Kiều hối 4 tháng đầu năm 2021 đổ về TP.HCM tăng 11%, đạt 2 tỷ USD

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP.HCM chia sẻ, lượng kiều hối đổ về Thành phố trong 4 tháng đầu năm đạt mức cao 2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Cụ thể, cùng kỳ năm trước, doanh số kiều hối về TP.HCM đạt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2020, giảm 2% so với năm 2019.

Ở thời điểm cùng kỳ năm 2020, tổng lượng kiều hối chảy về Thành Phố Hồ Chí Minh trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 2% so với năm 2019. So với những con số đạt được trong 2021 đã có sự cải thiện rất nhiều dù diễn biến của đại dịch Covid-19 chưa thể chấm dứt hoàn toàn.

Theo các dự báo, dòng tiền kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cao hơn so với năm cũ. Dòng tiền này chuyển về cũng tập trung chủ yếu cho phát triển lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

Kiều hối đổ về Hồ Chí Minh góp một phần không hề nhỏ vào việc phát triển kinh tế trong thành phố mà nó còn góp một phần vào việc ổn định nguồn cung ngoại tệ trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, kiều hối chảy về thành phố qua hệ thống ngân hàng trong cả năm 2020 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2019. 

Ngân hàng Thế giới (WB) đã từng ước tính lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 giảm 7%. Tuy nhiên, về phía một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kiều hối vẫn đổ về ở mức ổn định và có giảm nhẹ so với năm 2019, và năm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Tính tổng 5 năm qua, 71 tỷ USD đã đổ về Việt Nam thông qua các phương thức chính ngạch, tăng trưởng trung bình 6%/năm, trong đó hai năm cao nhất rơi vào 2018 và 2019 đạt lần lượt là 16 và 17 tỷ USD.

WB dự báo kiều hối sẽ hồi phục mạnh vào năm 2021. Ngân hàng Thế giới ước tính năm 2021 kiều hối đổ về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và có tăng nhẹ khoảng 5,6% lên 470 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu năm, khi dịch bệnh đạt đỉnh tại các quốc gia này thì chưa có xác minh nào là chính xác và mọi thứ đang phụ thuộc vào tác động của đại dịch Covid-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn, người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Thế nhưng, kể từ khi đại dịch covid-19 xảy ra gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định, thu nhập của những người con xa quê, kiều bào cũng ít nhiều chịu phần tác động.

Nguyên nhân do các phương pháp phòng chống đại dịch, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều trắc trở, giảm tốc khiến nguồn tiền mà lao động di cư gửi về cho gia đình sụt giảm. Lượng kiều hối đổ về cho hai vùng dịch Trung Đông và Bắc Phi năm 2020 được dự đoán sẽ sụt giảm mạnh 19,6% xuống chỉ còn 47 tỷ USD, sau khi tăng 2,6% trong năm 2019.

Sự suy giảm này là do hậu quả của suy thoái toàn cầu cũng như tác động của việc sụt giảm giá dầu tại các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC).

Kiều hối từ Châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế của khu vực này trước thời điểm đại dịch diễn ra do diễn biến xấu, đồng Euro bị mất giá so với đồng USD.

Năm 2021, lượng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 1,6% do khu vực châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức thấp và dòng chảy của các quốc gia GCC vẫn ở mức yếu.